Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một món ăn dân giã mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, gắn liền với truyền thống của cha ông. Có lẽ vì thế mà chiếc bánh chưng đã nhanh chóng đi sâu vào tâm thức của tất cả những người con đất Việt.
Bánh chưng – món ăn dân tộc không thể thiểu trong dịp Tết đến xuân về…
Bánh chưng – Món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết
Mỗi khi tết đến xuân về, trong mỗi mâm cỗ của các gia đình Việt không bao giờ thiếu đi chiếc bánh chưng xanh. Cũng bởi lẽ đó, bánh chưng được ví như một món ăn tinh thần, tượng trưng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn” hay đơn giản chỉ là một bữa ăn sum vầy của gia đình trong những ngày đầu năm mới. Vì thế, trong những ngày Tết cổ truyền, hình ảnh cả gia đình cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng trở nên vô cùng ý nghĩa với mỗi thành viên từ người lớn tuổi cho đến trẻ nhỏ. Nhiều người cho rằng, thiếu bánh chưng, ngày tết sẽ không còn trọn vẹn. Do đó, dù có bận rộn đến mấy thì cũng không quên dâng lên bàn thờ chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên.
Muốn có được một chiếc bánh chưng ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu là bước vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị nguyên liệu chu đáo sẽ giúp chiếc bánh chưng được xanh và thơm ngon. Nguyên liệu để làm ra chiếc bánh chưng bao gồm gạo nếp, thịt, đỗ xanh, lá dong và gia vị. Sau khi gói bánh xong phải luộc ngay thì bánh mới xanh. Để bánh có hình dáng vuông, đẹp, khi gói cần gói chặt tay. Để món ăn tăng thêm hương vị và không bị ngán, khi ăn ta có thể chấm kèm với nước mắm hoặc củ cải, dưa góp, hành muối, vv…
Ngày xưa, bánh chưng chỉ xuất hiện trong các mâm cỗ ngày Tết, nhưng giờ đây có thể nhìn thấy bánh chưng bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Đặc biệt là bánh chưng Tây Bắc, loại bánh chưng đặc sản nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Loại bánh này được làm theo công thức gia truyền cùng các nguyên liệu hảo hạng nhất, vì thế nó thường được sử dụng làm tặng phẩm dành cho bạn bè, người thân vô cùng ý nghĩa.
Bánh chưng Tây Bắc có gì đặc biệt?
Để tạo ra những chiếc bánh chưng Nương Bắc nổi tiếng như ngày nay, Nguyễn Thu Hoài đã phải trải qua một thời gian rất dài nghiên cứu để tìm ra công thức làm bánh chưng Tây Bắc khác hoàn toàn với những chiếc bánh chưng bình thường. Gạo nếp để làm bánh phải là loại nếp nương – Đặc sản Điện biên, loại gạo này thường được trồng ở những vùng đất màu mỡ, không sử dụng bất cứ loại thuốc hóa học hay bảo vệ thực vật nào. Có lẽ vì thế mà nếp nương mang hương vị của núi rừng Tây Bắc, vô cùng thơm và dẻo ngọt.
Bánh chưng Tây Bắc được làm từ những nguyên liệu liệu hảo hạng, mang hương vị núi rừng…
Nguyên liệu để làm bánh chưng đặc sản Tây Bắc được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Những hạt gạo nếp phải dài, chắc mẩy, sau khi thành phẩm bánh vẫn giữ được hình dạng hạt gạo, để trong tủ lạnh vài ngày cũng không bị lại gạo. Thịt lợn cũng là loại thịt đặc biệt, đó chính là thịt lợn trà xanh TEAPO 100% organic được chọn lọc cho cân đối nạc mỡ. Do vậy, thịt rất chắc và thơm, tạo nên vị béo ngậy khó quên khi hòa quyện với đỗ xanh vàng óng ả, bở tơi. Những chú lợn Teapo nuôi bằng tinh chất men trà vì vậy lượng mỡ vừa phải, miếng thịt thơm ngọt tan trong miệng rất nhẹ nhàng, rất tốt cho sức khỏe của người. Hơn nữa, bánh chưng Tây Bắc còn chứa đựng hương vị của núi rừng khi được bọc bởi lá dong rừng tươi mát, cộng với màu xanh của bánh được nhuộm xanh từ 100% nước lá riềng giã tay.
Có thể nói rằng làm bánh chưng tưởng chừng như đơn giản, nhưng để tạo ra một chiếc bánh chưng Tây Bắc thơm ngon thì lại đòi hỏi rất cao về kỹ thuật cũng như thời gian, tâm huyết để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Theo đó, khâu chuẩn bị và chế biến nguyên liệu cần phải vô cùng tỉ mẩn, chỉn chu để tạo ra loại bánh chưng đặc sản mà không đâu ngoài Nương Bắc có được.