(THPL) – Tết không thể thiếu bánh chưng, nhưng đem bánh chưng thân thuộc mà nhà nào cũng có thể tự sản xuất được trở thành hộp quà biếu sang trọng trong dịp Tết thì không phải ai cũng dám làm.
Hiện nay, việc mua sẵn hay đặt bánh chưng thay vì tự gói để ăn, biếu, tặng đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Tuy nhiên, bánh chưng – một đặc sản vốn được coi là quốc hồn, quốc túy của dân tộc giờ đã có thể trở thành món quà sang trọng trong những giỏ quà Tết thì không phải ai cũng dám làm.
Gạo làm bánh được ngâm nước lá giềng cho ra màu xanh mướt tự nhiên.
Theo báo điện tử VTV, Nguyễn Thu Hoài – người sáng tạo ra Bánh chưng Nương Bắc vốn là cử nhân tiếng Pháp (Học viện Ngoại giao) đã quyết định chọn cho mình lối đi riêng khi làm hộp quà tặng bánh chưng Nương Bắc. Được biết, một cặp bánh chưng có hộp đựng được thiết kế thương hiệu riêng có giá 589.000 đồng, thậm chí dòng bánh cao cấp còn có giá 780.000 đến 1.000.000 đồng – số tiền có thể mua được cả chục chiếc bánh chưng loại bình dân phổ cập. Dịp Tết năm ngoái, gần 2.000 sản phẩm như thế này đã được bán ra thị trường và tạo ra một phân khúc thị trường riêng.
Xuất phát từ ý tưởng khởi nghiệp của bạn trẻ 9X, sản phẩm bánh chưng truyền thống sau khi được khoác “áo mới” đã tồn tại được 2 năm trên thị trường. Trong xu thế các sản phẩm bão hòa về chất lượng, ngay cả với những mặt hàng ẩm thực truyền thống thì mẫu mã bao bì cũng sẽ đóng vai trò quan trọng cho thương hiệu sản phẩm và quyết định lựa chọn của người tiêu dùng.
Theo báo Công lý, Nguyễn Thu Hoài chia sẻ: “Từ thực tế bán đồ thực phẩm trên mạng của chính mình, tôi thấy, khách hàng sẵn sàng bỏ ra cả triệu đồng để mua những hộp bánh ngoại mà chất lượng không có gì đặc biệt để làm quà biếu dịp Tết. Vậy tại sao bánh chưng truyền thống có giá trị rất lớn về tinh thần, là một quốc hồn, quốc túy của dân tộc lại không ai chọn để làm quà tặng trong dịp Tết, nhất là khi bàn thờ hay mâm cơm ngày Tết nhất quyết phải có bánh chưng mới đủ bộ”, Hoài tâm sự.
Nhưng làm thế nào để bánh chưng bình dân trở thành quà tặng cao cấp thì lại phải có cách đi riêng. Cô thiết lập ekip cùng nghiên cứu các ý tưởng thiết kế với mục tiêu cho ra một sản phẩm không chỉ là đẹp và sang đơn thuần mà còn phải thật sự tinh tế làm tôn lên giá trị truyền thống.
Một cặp bánh chưng có hộp đựng được thiết kế thương hiệu riêng có giá 589.000 đồng,
thậm chí dòng bánh cao cấp còn có giá 780.000 đến 1.000.000 đồng.
Hộp quà tặng Bánh chưng Nương Bắc ra đời với sự kết kết hợp bởi ba màu xanh – đỏ – vàng rất đặc trưng của ngày Tết, đồng thời là tượng trưng cho lá dong – đỗ vàng và nhân thịt. “Tên gọi Nương Bắc được lấy theo ý nghĩa sử dụng nếp nương – đặc sản của Điện Biên, đồng thời cũng là nguyên liệu chính của bánh chưng độc đáo này và được gói từ vùng Tây Bắc, gợi lên cảm giác bình yên, giản dị nhưng đậm chất Việt”, Hoài cho biết.
Bánh được làm bằng những nguyên liệu tinh túy của cánh đồng Mường Thanh, là gạo nếp nương thơm ngon, dẻo nổi tiếng một vùng. Thứ gạo hạt mẩy, thon dài, khi bánh ninh nhừ đến mấy vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo, bánh dền và không bị lại gạo so với những loại bánh thông thường. Nhân bánh làm bằng thịt lợn mán được người dân tộc Thái nuôi trong bản với lối chăn thả tự do, sử dụng thức ăn là cây cỏ thiên nhiên nên thịt rất chắc thơm, không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng. Thịt lợn mán thuần chủng có lớp mỡ béo ngậy, tạo vị béo Để có màu xanh mướt tự nhiên đặc trưng, gạo làm bánh được nhuộm bằng nước lá giềng, cùng với kỹ thuật độc đáo
Tết Đinh Dậu 2017 cũng là năm đầu tiên Bánh chưng Nương Bắc trình làng với hơn số lượng có hạn là 1.000 hộp bánh với giá bán 589.000 đồng/hộp gồm 2 chiếc. Riêng vụ Tết 2016, Hoài đã bán được hơn 7.000 chiếc bánh chưng – một minh chứng rõ ràng về sức hút của mặt hàng truyền thống này ngày Tết. Trước đó, ngày Rằm, mồng Một, số lượng bánh chưng mà Hoài kinh doanh có lúc tới xấp xỉ cả nghìn chiếc.
Cô nung nấu ý định giới thiệu sản phẩm này đến với đông đảo người tiêu dùng. Khát vọng được cô chủ thương hiệu bánh chưng Nương Bắc chia sẻ cũng chính là con đường để chắp cánh cho những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng của Việt Nam đi xa hơn nữa, đồng thời truyền bá tinh hoa ẩm thực và văn hóa Việt Nam ra thế giới một cách nhân văn.